Trước đây, hình ảnh về lãnh đạo doanh nghiệp rất hiếm khi xuất hiện trước truyền thông. Thậm chí, thông tin của các vị lãnh đạo là điều “cấm kỵ” và tuyệt mật doanh nghiệp phải gìn giữ. Tuy nhiên, thời gian gần đây, sự xuất hiện của các lãnh đạo là CEO, founder, Chủ tịch của các doanh nghiệp nổi tiếng đã tạo hiệu ứng truyền thông vô cùng lớn.
Tiêu biểu là lần công khai profile siêu đỉnh của Chủ tịch ngân hàng đặc biệt nhất Việt Nam – Trần Hùng Huy (Ngân hàng ACB) hay sự xuất hiện của CEO Thế giới Di động – Trần Văn Hiểu Em trên sóng livestream bán hàng…
Chủ tịch HĐQT ACB bank – Vị Chủ tịch “ngàn like”
Trong số các vị chủ tịch ngân hàng tại Việt Nam, ông Huy là người duy nhất xuất hiện công khai trên facebook và trở thành một KOL ít nhất là với nhân viên ACB. Tuy nhiên, vị chủ tịch ngân hàng trẻ nhất Việt Nam vẫn giữ các nguyên tắc về sự thận trọng trong từng con chữ và chỉ chia sẻ hình ảnh gia đình cũng như thông tin về “gia đình ACB”.
Bước ngoặt về mức độ ảnh hưởng trên facebook của ông Huy có lẽ bắt đầu từ thời điểm clip hát và nhảy của ông Huy với đồng nghiệp tại ACB trong lễ kỷ niệm 25 năm, bị lọt ra ngoài. Đó là một bản mashup với một loạt hit như: Ngày mai em đi, Sau tất cả, Uptown Funk, Attention… cùng phong cách cũng cực kỳ “cute hạt me”, và hoàn toàn không giống phong cách nghiêm nghị như mọi người vẫn nghĩ của một chủ tịch ngân hàng. Cũng kể từ thời điểm đó, ông Huy xuất hiện trước công chúng và lên facebook nhiều hơn trước.
Ông Trần Hùng Huy cùng với thế hệ lãnh đạo thứ 2 tại ACB đồng thời cũng tạo ra một hình ảnh rất khác về ngân hàng này kể từ sau sự cố bầu Kiên năm 2012: trẻ trung, năng động, nhiệt huyết và rất “4.0”.

Trong số các ngân hàng cổ phần tại Việt Nam, ông Trần Hùng Huy cũng là người đầu tiên “kế nghiệp” cha mình (ông Trần Mộng Hùng – nhà sáng lập đồng thời là Chủ tịch HĐQT) để trở thành vị Chủ tịch HĐQT kế tiếp của ACB. Thế nhưng, chuyện “kế nghiệp” của ông Huy thì không giống kiểu “cha truyền con nối” như mọi người vẫn nghĩ.
Trên thực tế, khi về nước và vào ACB làm việc, ông Hùng Trần Huy “không nghĩ có ngày mình sẽ ngồi vào chiếc ghế đó” dù cha là người sáng lập, cũng là Chủ tịch HĐQT ngân hàng. Lý do rất đơn giản, ACB là một công ty niêm yết với hàng chục nghìn cổ đông. Việc trở thành người đứng đầu HĐQT của ngân hàng cổ phần số 1 Việt Nam (lúc đó), với hàng loạt các thành viên gạo cội trong giới tài chính (cả trong nước và nước ngoài) thì không thể chỉ là con của người sáng lập.
Nhưng cuộc đời chẳng ai biết trước được điều gì. Năm 2012, khi ACB xảy ra sự cố bầu Kiên, ghế Chủ tịch của ngân hàng này bị bỏ trống và dường như không có ai muốn nhận. Thời điểm đó, hàng loạt thành viên HĐQT ACB phải từ nhiệm, một vị thành viên HĐQT độc lập khi được đề nghị trở thành tân Chủ tịch đã từ chối.
Trong bối cảnh đó, Trần Hùng Huy – con trai cả của nhà sáng lập Trần Mộng Hùng, đang giữ vị trí Phó Tổng giám đốc ACB, mới 34 tuổi, được đưa lên vị trí cao nhất. Sau này, ông Huy tâm sự là “làm Chủ tịch mà chưa được chuẩn bị gì cả”.
CEO Trần Văn Hiểu Em – Người biến chùa lá thành chùa vàng khi giữ chùa
Thế Giới Di Động đã tăng trưởng 14 năm liên tục. Mảng điện thoại chiếm 30% thị phần, điện máy chiếm 20%. Một số ngành hàng gần như đã bão hòa. Đơn vị này đứng số 1, bỏ rất xa các đối thủ khác. Khi thị phần đủ lớn thì tăng trưởng nhanh không còn là điều dễ dàng nữa. Nhiều người dự đoán, công ty sẽ chững lại. Thậm chí họ còn nói: ông Hiểu Em chắc cũng chỉ là “người giữ chùa”, tức là lên nhậm chức để giữ vững kết quả kinh doanh đang có mà thôi.
““Cái bóng” của hai anh Nguyễn Đức Tài (Chủ tịch HĐQT Thế Giới Di Động) và Trần Kinh Doanh (cựu CEO) quá lớn. Tôi cũng thường suy nghĩ, làm sao để mình làm tốt hơn? Tất nhiên cũng có áp lực từ công ty. Hàng năm họp HĐQT thì CEO phải cam kết với các nhà đầu tư và ban giám đốc về các số liệu tăng trưởng. Nhưng trên hết, chính tôi luôn tự tạo áp lực lớn cho mình. Tôi từng lập lời thề: Nếu ngày nào đó không thể giúp công ty tăng trưởng, tôi sẽ rời “ghế nóng”. Tôi tin, lúc đó sẽ có những nhân tố khác xuất sắc hơn thay thế”, ông Hiểu em công khai trước truyền thông.

Ngoài những thành quả đạt được vượt trội với cam kết ban đầu, ông Hiểu Em còn gây bất ngờ với những hoạt động “táo bạo” như đích thân livestream bán hàng, 30’ chốt 1.500 chiếc. Về điều này, ông cho biết: “Ngành bán lẻ thay đổi nhanh như chớp. Ở Thế Giới Di Động, chúng tôi không ngừng vận động. Chậm chạp thì tụt hậu. Mà dừng lại là chết ngay”
Trong vô số xoay chuyển như thế, livestream chỉ là một hình thức. Với lại ông Hiểu Em cũng không nghĩ chuyện CEO đi bán hàng online là điều gì đó quá khác biệt. Lôi Quân (Léi Jūn) – tỷ phú hàng đầu Trung Quốc, Founder hãng Xiaomi nổi tiếng như thế vẫn livestream. Với CEO Thế giới Di động, việc này cũng không có gì khác ngoài tinh thần không ngại sáng tạo và thử nghiệm cái mới.
Chủ tịch FPT Telecom Hoàng Nam Tiến
Ngày 3/3/2020 đại hội đồng cổ đông đã bầu ông Hoàng Nam Tiến – người hiện đang giữ chức chủ tịch FPT Software – thay cho ông Bùi Quang Ngọc đã từ nhiệm. HĐQT FPT Telecom đã bầu ông Tiến giữ chức Chủ tịch HĐQT thay cho bà Chu Thị Thanh Hà.
Ông Hoàng Nam Tiến sinh năm 1969, tốt nghiệp ngành Công nghệ Thông tin – Đại học Bách khoa Hà Nội và gia nhập FPT từ năm 1993. Ông Tiến giữ chức vụ Chủ tịch của FPT Software từ năm 2011 đến nay.
Từ đó đến nay, ông Hoàng Nam Tiến xuất hiện dày đặc trên các phương tiện truyền thông. Đặc biệt, ông Tiến rất tâm đắc với những chương trình, chiến dịch truyền cảm hứng cho các bạn trẻ khởi nghiệp và thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp.
Nhìn lại chặng đường 27 năm gắn bó với FPT, ông Hoàng Nam Tiến chia sẻ: “Người ta thường nói ‘Yêu thích công việc mình làm và được làm những công việc mình yêu’, tôi rất may mắn có được vế thứ hai. Ở FPT, tôi được làm những việc mình yêu trong hơn 27 năm qua, trải qua nhiều vị trí, công việc khác nhau, làm công ty chuyên về kinh doanh, về bất động sản và về phần mềm”. Sự thay đổi này giúp ông Tiến trải nghiệm nhiều hơn, tiếp xúc được với nhiều loại người khác nhau, môi trường kinh doanh khác nhau và luôn đổi mới tư duy.

Khi bước chân vào FPT Telecom, ông Tiến thú nhận mình đứng trước một thách thức vô cùng lớn, khi nhà Viễn thông đã có rất nhiều năm thành công. Bộ máy lãnh đạo rất giỏi, tràn đầy nhiệt huyết. “Trong khi đó, tôi chỉ mới có 84 ngày trong tổ chức, thậm chí còn ít hơn rất nhiều bạn đồng nghiệp mới. Tôi luôn đặt cho mình câu hỏi: Đứng trước công ty thành công thế này, liệu mình có thể làm được điều gì mới hay không?”
Không chỉ 3 vị lãnh đạo nói trên mà có rất nhiều lãnh đạo doanh nghiệp nổi tiếng khác cũng tích cực công khai và “chăm chút” cho hình ảnh cá nhân của mình. Đơn cử như các nhà đầu tư trong chương trình Shark Tank – Thương vụ bạc tỷ đều là những lãnh đạo tài năng và có thương hiệu cá nhân vô cùng nổi bật, trở thành người có tầm ảnh hưởng lớn đến truyền thông và công chúng.
Thanks for the good article, I hope you continue to work as well.Спаситель на продажу